Rau mồng tơi ngoài sử dụng làm rau ăn, còn mang đến rất nhiều công dụng chữa bệnh khác. Cụ thể theo Đông y, vị thuốc này giúp nhuận tràng, lợi sữa, chữa táo bón, di tinh, mộng tinh, hay hỗ trợ giảm mỡ máu,… Để tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích của mồng tơi, cũng như cách sử dụng, mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung chính:
Vài nét về cây mồng tơi
Cây mồng tơi có tên khoa học là basella aba l, ngoài ra còn được gọi với các tên khác như mùng tơi, lạc quỳ,… Được biết, đây là loài thực vật thân leo, có hoa, sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và hướng tới ánh sáng, chiều dài có thể lên tới 10m.
Đặc điểm
Cụ thể về một số đặc điểm của các bộ phận trên cây:
- Thân cây tương đối mập, mọng nước, đồng thời vỏ bên ngoài nhẵn bóng, với màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa rất nhiều chất nhớt, bạn chỉ cần bẻ đôi ra sẽ thấy nhỏ sợi dài.
- Lá mồng tơi có màu xanh, dày, hình trứng hoặc hình trái tim. Hơn nữa, phần lá này cũng rất mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ theo dọc các thân cây, cuống ngắn bám vào các thân.
- Hoa mọc xen kẽ trong các kẽ lá thành bông với sắc đỏ, hoặc tím đỏ.
- Quả mồng tơi có hình cầu, tương đối mọng nước, với kích thước nhỏ chỉ từ 5 – 6mm. Khi quả còn non có màu xanh, lúc chín sẽ chuyển sang sắc tím đen.
- Rễ mồng tơi thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và bám chặt vào lòng đất.
Phân bố rau mồng tơi
Cây mồng tơi mọc hoang rất nhiều ở các vùng đất tơi xốp, có nguồn gốc ở các nước Nam Á và vùng ôn đới, nhiệt đới Châu Âu, Châu Á,… Ngày nay, tại nước ta, loại cây này được trồng ở khắp mọi nơi với mục đích làm thực phẩm và cung cấp nguồn dược liệu phục vụ việc chữa bệnh.
Thành phần hóa học
Trong rau mồng tơi chứa các chất gồm: Polysaccharide, vitamin C, A, PP, B1, B2, chất nhầy, saponin, pectin, tinh bột, canxi, chất béo, chất đạm, nước, năng lượng, sắt, tro, folate. Theo đó, mọi bộ phận của cây đều chứa những thành phần tốt, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.